Artwork

Innhold levert av France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Alt podcastinnhold, inkludert episoder, grafikk og podcastbeskrivelser, lastes opp og leveres direkte av France Médias Monde and RFI Tiếng Việt eller deres podcastplattformpartner. Hvis du tror at noen bruker det opphavsrettsbeskyttede verket ditt uten din tillatelse, kan du følge prosessen skissert her https://no.player.fm/legal.
Player FM - Podcast-app
Gå frakoblet med Player FM -appen!

Nga « hết thuốc chữa » trước các đòn trừng phạt của phương Tây?

10:28
 
Del
 

Manage episode 454798576 series 130286
Innhold levert av France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Alt podcastinnhold, inkludert episoder, grafikk og podcastbeskrivelser, lastes opp og leveres direkte av France Médias Monde and RFI Tiếng Việt eller deres podcastplattformpartner. Hvis du tror at noen bruker det opphavsrettsbeskyttede verket ditt uten din tillatelse, kan du følge prosessen skissert her https://no.player.fm/legal.

Đồng rúp mất giá so với đô la : Đây là hiện tượng nhất thời hay là dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng ngầm đe dọa kinh tế Nga ? Làm thế nào để kinh tế vững mạnh khi « thiếu hụt hàng triệu nhân công », « đầu tư bị đóng băng » và phần lớn tăng trưởng có được là nhờ « đơn đặt hàng của nhà nước » ? Đâu là những giới hạn của mô hình « kinh tế phục vụ chiến tranh » mà Matxcơva đề xuất ?

Hôm 06/12/2024, Hermann Gräf, lãnh đạo Sberbank, ngân hàng lớn nhất của Nga, báo động « kinh tế Nga đang tăng trưởng chậm lại », thậm chí có thể « vừa đối mặt với suy thoái đồng vừa bị lạm phát hoành hành », « nhiều người đi vay gặp khó khăn, đẩy các ngân hàng vào cùng cảnh ngộ ».

Không chỉ điều hành ngân hàng lớn nhất nước Nga, Hermann Gräf nguyên là bộ trưởng bộ Phát Triển Kinh Tế từ 2000-2007. Một tuần trước đó, tổng thống Vladimir Putin trấn an công luận rằng Matxcơva hoàn toàn « làm chủ tình hình », « không có bất kỳ một lý do nào để phải lo lắng » vì một đợt trừng phạt mới Hoa Kỳ ban hành hôm 21/11/2024 nhắm vào nhiều ngân hàng của Nga đã khiến đồng rúp mất giá.

Khả năng linh động của một nền kinh tế đồ sộ

Giữa những phát biểu trái ngược nhau của tổng thống Vladimir Putin và cựu bộ trưởng bộ Phát Triển Kinh Tế Hermann Gräf, trả lời RFI Việt ngữ hôm 02/12/2024, phó giám đốc Đài Quan Sát Pháp – Nga trụ sở tại Matxcơva, Igor Delanoë, phác họa toàn cảnh kinh tế Nga hiện nay:

Igor Delanoë : « Kinh tế Nga tiến triển tốt hiểu theo nghĩa trong lịch sử, chưa bao giờ một nền kinh tế lại đang phải đối mặt với nhiều đòn trừng phạt như Nga hiện tại. Nga đang hứng chịu hàng ngàn biện pháp trừng hạt của Âu, Mỹ và các nước thân phương Tây. Trong hoàn cảnh đó, Nga đã thích nghi với tình hình, tổ chức lại cả hệ thống giao thương với phần còn lại của thế giới ngay từ năm 2022 và cho đến cuối 2023. Tăng trưởng của Nga năm nay dự trù ở mức từ 3 đến 4 %. Tuy nhiên, bắt đầu có nhiều dấu hiệu đáng lo ngại.

Trước hết, kinh tế Nga đang hoạt động hết công suất, cung cao hơn cầu. Thất nghiệp gần như không có, với tỷ lệ 2,3 %. Đây là một tin vui, song Nga đang trong tình trạng thiếu hụt lao động. Từ nay cho đến cuối thập niên 2020, Nga cần thêm 400.000 nhân viên du lịch, 400.000 người cho các nhà máy sản xuất vũ khí, 500.000 trong lĩnh vực nông nghiệp. Tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực được thể hiện cả trong hàng ngũ cán bộ có chuyên môn cao lẫn trong giới lao động chân tay. Điều đó tự nhiên đẩy lương của người đi làm lên cao, gây ra lạm phát ».

Lãi xuất ngân hàng 21 % bóp ngạt tiêu thụ và đầu tư

Như ở tất cả mọi nơi trên thế giới, lạm phát luôn khiến các giới chức tài chính và kinh tế, tư nhân và cả các doanh nghiệp đau đầu. Riêng ở Matxcơva, bài toán thêm phức tạp. Sau một giai đoạn tương đối « dễ thở » trong năm 2023, lạm phát tại Nga tăng cao trở lại, ở mức trung bình gần 9 % theo thống kê chính thức của Ngân Hàng Trung Ương. Cuối tháng 10/2024 thống đốc Elvira Nabioullina nhìn nhận lạm phát trong một năm sẽ « cao hơn gấp đôi so với mục tiêu 4 % như đã đề xuất ». Trên thực tế, giá thực phẩm từ 1 năm qua tăng đến mức chóng mặt. Bơ sửa chẳng hạn, đắt hơn đến 25 % so với hồi mùa thu 2023. Chính vì thế mà để khống chế lạm phát phi mã, thống đốc Ngân Hàng Trung Ương Nga đã từng bước đẩy lãi suất chỉ đạo lên 19 rồi 21 % trong những tháng gần đây.

Igor Delanoë : « Lạm phát hiện giao động ở mức gần 9 %, chính xác hơn là 8,7 %, theo thống kê của Ngân Hàng Trung Ương. Chính vì thế, thống đốc Elvira Nabioullina phải tăng lãi suất chỉ đạo. Hiện tại thì lãi suất ngân hàng ở Nga là 21 %. Đây là lãi suất còn cao hơn cả so với thời kỳ đầu chiến tranh Ukraina. Lạm phát ở Nga, như vừa nói, xuất phát từ tình trạng thiếu hụt nhân công và lương của người lao động được đẩy lên cao, kèm theo đó chính phủ đầu tư rất nhiều.

Matxcơva mạnh mẽ bơm tiền vào các hoạt động kinh tế, chủ yếu vào cỗ máy công nghiệp quốc phòng (...) Có nhiều hệ lụy kèm theo. Trước hết đây không phải là lúc để tính đến chuyện đi vay tiền mua nhà, vì lãi suất ngân hàng quá đắt. Thậm chí lãi ngân hàng để mua nhà bị đẩy lên đến gần 30 %. Kèm theo đó là cả ngành xây dựng bị đình đốn. Hiện tại cũng không ai dám đi vay ngân hàng để mua xe hơi vì lý do tương tự. Tiêu thụ nội địa cũng bị chựng lại. Các doanh nghiệp tạm gác lại một số các dự án đầu tư vì lãi ngân hàng quá cao. Tựu chung khu vực sản xuất của Nga hiện tại trông đợi nhiều vào các đơn đặt hàng của nhà nước –nhất là các tập đoàn công nghiệp quốc phòng ».

Nguy cơ khủng hoảng ngân hàng

Hôm 21/10/2024, khi mà lãi suất ngân hàng của Nga mới chỉ là 19 %, lãnh đạo Rostec, một tập đoàn công nghiệp lưỡng dụng của nhà nước (cung cấp các sản phẩm phục vụ trong lĩnh vực dân sự và quân sự) báo động « lãi suất cao như vậy là một trở ngại cho tăng trưởng và trong tương lai nhiều tập đoàn bị đe dọa phá sản ». Thông tín viên của nhật báo kinh tế Pháp Les Echos (13/11/2024) ghi nhận bơ sữa ở Nga đang trở thành hàng xa xỉ, phần lớn các siêu thị chỉ còn bán những gói bơ 100 g thay vì 250 g, để « phù hợp với túi tiền của phần lớn người tiêu dùng ».

Trong phiên giao dịch 27/11/2024, tỷ giá hối đoái giữa rúp và đô la rơi xuống mức « thấp nhất từ khi Nga khởi động chiến tranh Ukraina » 110 rúp mới mua được một đô la, gợi lại nỗi ám ảnh hồi mùa xuân 2022 : trong vài tuần lễ, đơn vị tiền tệ của Nga mất 1/3 trị giá so với đô la và euro. Tài sản của Nga ở nước ngoài bị phương Tây phong tỏa, Nga bị gạt ra khỏi hệ thống thanh toán ngân hàng quốc tế SWIFT và các biện pháp trừng phạt được ví là những « vũ khí hạng nặng » của Hoa Kỳ, của Liên Âu, nhóm 7 nước công nghiệp phát triển nhất thế giới bắt đầu tập trung nhắm vào Matxcơva.

Trên mặt trận kinh tế và tiền tệ, vị tướng đắc lực nhất giúp tổng thống Putin chính là thống đốc Ngân Hàng Trung Ương Nga, Elvira Nabioullina : Bà đòi các nhà xuất phải hoán chuyển 80 % dự trữ ngoại tệ sang đồng rúp (tức phải bán euro, đô la để đổi lấy rúp) và quy định tư nhân không được rút ngoại tệ quá mức tương đương với 10.000 đô la/ năm. Cùng lúc đó cũng là thời điểm mà Châu Âu hối hả tích trữ thêm dầu khí của Nga trước khi « quá trễ và tình hình trở nên xấu đi hơn ». Giá năng lượng trên thế giới trong năm 2022 và một phần lớn của 2023 đã được đẩy lên cao. Ngoại tệ và thu nhập từ dầu hỏa, khí đốt vẫn « đổ vào » ngân sách của Liên bang Nga. Nhờ những biện pháp này đồng tiền Nga từng bước được ổn định. Đó cũng là thời điểm lạm phát tại Nga vượt ngưỡng 10 % trước khi rơi xuống khoảng 7 % trong năm 2023.

Các viện nghiên cứu Nga hoài nghi về thực trạng của nền kinh tế nước nhà ?

Cuối 2024, chiến tranh Ukraina chuẩn bị bước sang năm thứ ba. Ngay tại Matxcơva, một vài viện thống kê e rằng lạm phát khó mà giữ được ở ngưỡng dưới 9 % như thẩm định của Ngân Hàng Trung Ương. Lý do : Mô hình kinh tế phục vụ cho chiến tranh của tổng thống Vladimir Putin huy động 40 % ngân sách quốc gia cho an ninh và quốc phòng, trong khi các khoản chi tiêu xã hội cho tài khóa 2025 dự trù còn bị cắt giảm thêm nữa, khi mà « 1/3 người dân Nga không có tiền tiết kiệm » theo thăm dò gần đây của Viện Levada.

Cùng lúc dự trữ tiền tệ của nước Nga (không kể khoản tài sản 350 tỷ đô la ở hải ngoại đang bị phong tỏa) trong ba năm qua đang từ 118 tỷ đô la nay chỉ còn 55 tỷ, thu nhập từ các nguồn xuất khẩu năng lượng của Nga giảm mạnh. Hôm 21/11/2024, hai tháng trước khi rời khỏi quyền lực, chính quyền Joe Biden ban hành thêm một đợt trừng phạt mới, nhắm vào một trong những tập đoàn ngân hàng hiếm hoi mà đến nay vẫn là nhịp cầu để đưa ngoại tệ vào Nga. Theo Igor Delanoë, phó giám đốc Đài Quan Sát Pháp Nga, đây là một trong những đòn mạnh làm khuynh đảo đồng rúp trong tuần lễ cuối tháng 11 - đầu tháng 12/2024.

Igor Delanoë : « Có nhiều yếu tố giải thích vì sao đồng rúp trượt giá. Như vừa nói, đó là do Ngân Hàng Trung Ương tăng lãi suất chỉ đạo, để kềm hãm lạm phát. Tác động kèm theo là đồng tiền quốc gia mất giá. Thoạt nhìn, điều đó có lợi cho xuất khẩu của Nga. Tuy nhiên, bên cạnh đó, từ khi bị phương Tây trừng phạt, đô la và euro trở nên khan hiếm. Theo luật cung cầu, đơn vị tiền tệ của Nga bị suy yếu tức là càng lúc càng phải huy động nhiều rúp để đổi lấy đô la hay là đồng euro của châu Âu.

Yếu tố thứ ba xuất phát từ quyết định của Washington đưa thêm ngân hàng Gazprobank, cổng vào tài chính của tập đoàn năng lượng Nga Gazprom, vào danh sách trừng phạt. Cho đến nay, Gazprobank là một trong những ngân hàng hiếm hoi của Nga không bị phương Tây trừng phạt, vẫn được thanh toán với các khách hàng bằng đô la hay euro. Nhờ vậy mà Gazprom vẫn hoạt động gần như bình thường. Nhưng quyết định vừa qua của Mỹ nghiêm trọng đến nỗi, ngay lập tức, nhiều nước như Nhật Bản hay Thổ Nhĩ Kỳ đã lập tức đàm phán với Hoa Kỳ để xin được hưởng ưu đãi, tức là vẫn được giao dịch với Gazprom bằng ngoại tệ qua trung gian của ngân hàng Gazprobank. Đây là một đòn mạnh Mỹ nhắm vào đồng rúp.

Lý do thứ tư khiến đồng tiền của Nga mất giá trong những ngày cuối tháng 2024 là các tính toán đầu cơ. Nhiều người đánh cược là khi đồng rúp bị mất giá, Nga và các bạn hàng sẽ chuyển sang thanh toán bằng đồng rupi của Ấn Độ thay đồng nhân dân tệ của Trung Quốc … mà không cần qua trung gian của đô la hay euro. Hình thức thanh toán này sẽ cho phép Nga xuất khẩu nhiều hơn, có thêm ngoại tệ và đồng tiền của Nga qua đó sẽ mạnh lên trở lại nhờ xuất khẩu ».

Ít lạc quan hơn Igor Delanoë, một số tiếng nói khác e rằng, đồng rúp mất giá so với đô la trong tuần lễ cuối tháng 11 - đầu tháng 12/2024 không chỉ là một hiện tượng nhất thời, mà đó là « dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng ngầm đe dọa kinh tế Nga ». Đành rằng một đồng rúp « yếu » so với euro và đô la có lợi cho xuất khẩu của Nga, nhưng đừng quên rằng Nga cũng cần nhập khẩu hàng: Năm 2022, Nga nhập khẩu 81 triệu đô la điện từ Litva, Latvia, Azerbaijan, Kazakhstan và Mông Cổ.

Song các doanh nghiệp ở Nga, các hộ gia đình ở nước này, cũng như các giới chức tại Matxcơva đã nhiều lần chứng minh rằng « cái khó ló cái khôn » và ở mỗi cấp, mọi người đều tìm cho mình một ngõ thoát hiểm. Ngân Hàng Trung Ương Nga chẳng hạn đã quyết định « đình chỉ các dịch vụ mua vào ngoại tệ trên thị trường nội địa từ nay đến cuối năm (2024) » để giữ giá cho đồng rúp.

  continue reading

60 episoder

Artwork
iconDel
 
Manage episode 454798576 series 130286
Innhold levert av France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Alt podcastinnhold, inkludert episoder, grafikk og podcastbeskrivelser, lastes opp og leveres direkte av France Médias Monde and RFI Tiếng Việt eller deres podcastplattformpartner. Hvis du tror at noen bruker det opphavsrettsbeskyttede verket ditt uten din tillatelse, kan du følge prosessen skissert her https://no.player.fm/legal.

Đồng rúp mất giá so với đô la : Đây là hiện tượng nhất thời hay là dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng ngầm đe dọa kinh tế Nga ? Làm thế nào để kinh tế vững mạnh khi « thiếu hụt hàng triệu nhân công », « đầu tư bị đóng băng » và phần lớn tăng trưởng có được là nhờ « đơn đặt hàng của nhà nước » ? Đâu là những giới hạn của mô hình « kinh tế phục vụ chiến tranh » mà Matxcơva đề xuất ?

Hôm 06/12/2024, Hermann Gräf, lãnh đạo Sberbank, ngân hàng lớn nhất của Nga, báo động « kinh tế Nga đang tăng trưởng chậm lại », thậm chí có thể « vừa đối mặt với suy thoái đồng vừa bị lạm phát hoành hành », « nhiều người đi vay gặp khó khăn, đẩy các ngân hàng vào cùng cảnh ngộ ».

Không chỉ điều hành ngân hàng lớn nhất nước Nga, Hermann Gräf nguyên là bộ trưởng bộ Phát Triển Kinh Tế từ 2000-2007. Một tuần trước đó, tổng thống Vladimir Putin trấn an công luận rằng Matxcơva hoàn toàn « làm chủ tình hình », « không có bất kỳ một lý do nào để phải lo lắng » vì một đợt trừng phạt mới Hoa Kỳ ban hành hôm 21/11/2024 nhắm vào nhiều ngân hàng của Nga đã khiến đồng rúp mất giá.

Khả năng linh động của một nền kinh tế đồ sộ

Giữa những phát biểu trái ngược nhau của tổng thống Vladimir Putin và cựu bộ trưởng bộ Phát Triển Kinh Tế Hermann Gräf, trả lời RFI Việt ngữ hôm 02/12/2024, phó giám đốc Đài Quan Sát Pháp – Nga trụ sở tại Matxcơva, Igor Delanoë, phác họa toàn cảnh kinh tế Nga hiện nay:

Igor Delanoë : « Kinh tế Nga tiến triển tốt hiểu theo nghĩa trong lịch sử, chưa bao giờ một nền kinh tế lại đang phải đối mặt với nhiều đòn trừng phạt như Nga hiện tại. Nga đang hứng chịu hàng ngàn biện pháp trừng hạt của Âu, Mỹ và các nước thân phương Tây. Trong hoàn cảnh đó, Nga đã thích nghi với tình hình, tổ chức lại cả hệ thống giao thương với phần còn lại của thế giới ngay từ năm 2022 và cho đến cuối 2023. Tăng trưởng của Nga năm nay dự trù ở mức từ 3 đến 4 %. Tuy nhiên, bắt đầu có nhiều dấu hiệu đáng lo ngại.

Trước hết, kinh tế Nga đang hoạt động hết công suất, cung cao hơn cầu. Thất nghiệp gần như không có, với tỷ lệ 2,3 %. Đây là một tin vui, song Nga đang trong tình trạng thiếu hụt lao động. Từ nay cho đến cuối thập niên 2020, Nga cần thêm 400.000 nhân viên du lịch, 400.000 người cho các nhà máy sản xuất vũ khí, 500.000 trong lĩnh vực nông nghiệp. Tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực được thể hiện cả trong hàng ngũ cán bộ có chuyên môn cao lẫn trong giới lao động chân tay. Điều đó tự nhiên đẩy lương của người đi làm lên cao, gây ra lạm phát ».

Lãi xuất ngân hàng 21 % bóp ngạt tiêu thụ và đầu tư

Như ở tất cả mọi nơi trên thế giới, lạm phát luôn khiến các giới chức tài chính và kinh tế, tư nhân và cả các doanh nghiệp đau đầu. Riêng ở Matxcơva, bài toán thêm phức tạp. Sau một giai đoạn tương đối « dễ thở » trong năm 2023, lạm phát tại Nga tăng cao trở lại, ở mức trung bình gần 9 % theo thống kê chính thức của Ngân Hàng Trung Ương. Cuối tháng 10/2024 thống đốc Elvira Nabioullina nhìn nhận lạm phát trong một năm sẽ « cao hơn gấp đôi so với mục tiêu 4 % như đã đề xuất ». Trên thực tế, giá thực phẩm từ 1 năm qua tăng đến mức chóng mặt. Bơ sửa chẳng hạn, đắt hơn đến 25 % so với hồi mùa thu 2023. Chính vì thế mà để khống chế lạm phát phi mã, thống đốc Ngân Hàng Trung Ương Nga đã từng bước đẩy lãi suất chỉ đạo lên 19 rồi 21 % trong những tháng gần đây.

Igor Delanoë : « Lạm phát hiện giao động ở mức gần 9 %, chính xác hơn là 8,7 %, theo thống kê của Ngân Hàng Trung Ương. Chính vì thế, thống đốc Elvira Nabioullina phải tăng lãi suất chỉ đạo. Hiện tại thì lãi suất ngân hàng ở Nga là 21 %. Đây là lãi suất còn cao hơn cả so với thời kỳ đầu chiến tranh Ukraina. Lạm phát ở Nga, như vừa nói, xuất phát từ tình trạng thiếu hụt nhân công và lương của người lao động được đẩy lên cao, kèm theo đó chính phủ đầu tư rất nhiều.

Matxcơva mạnh mẽ bơm tiền vào các hoạt động kinh tế, chủ yếu vào cỗ máy công nghiệp quốc phòng (...) Có nhiều hệ lụy kèm theo. Trước hết đây không phải là lúc để tính đến chuyện đi vay tiền mua nhà, vì lãi suất ngân hàng quá đắt. Thậm chí lãi ngân hàng để mua nhà bị đẩy lên đến gần 30 %. Kèm theo đó là cả ngành xây dựng bị đình đốn. Hiện tại cũng không ai dám đi vay ngân hàng để mua xe hơi vì lý do tương tự. Tiêu thụ nội địa cũng bị chựng lại. Các doanh nghiệp tạm gác lại một số các dự án đầu tư vì lãi ngân hàng quá cao. Tựu chung khu vực sản xuất của Nga hiện tại trông đợi nhiều vào các đơn đặt hàng của nhà nước –nhất là các tập đoàn công nghiệp quốc phòng ».

Nguy cơ khủng hoảng ngân hàng

Hôm 21/10/2024, khi mà lãi suất ngân hàng của Nga mới chỉ là 19 %, lãnh đạo Rostec, một tập đoàn công nghiệp lưỡng dụng của nhà nước (cung cấp các sản phẩm phục vụ trong lĩnh vực dân sự và quân sự) báo động « lãi suất cao như vậy là một trở ngại cho tăng trưởng và trong tương lai nhiều tập đoàn bị đe dọa phá sản ». Thông tín viên của nhật báo kinh tế Pháp Les Echos (13/11/2024) ghi nhận bơ sữa ở Nga đang trở thành hàng xa xỉ, phần lớn các siêu thị chỉ còn bán những gói bơ 100 g thay vì 250 g, để « phù hợp với túi tiền của phần lớn người tiêu dùng ».

Trong phiên giao dịch 27/11/2024, tỷ giá hối đoái giữa rúp và đô la rơi xuống mức « thấp nhất từ khi Nga khởi động chiến tranh Ukraina » 110 rúp mới mua được một đô la, gợi lại nỗi ám ảnh hồi mùa xuân 2022 : trong vài tuần lễ, đơn vị tiền tệ của Nga mất 1/3 trị giá so với đô la và euro. Tài sản của Nga ở nước ngoài bị phương Tây phong tỏa, Nga bị gạt ra khỏi hệ thống thanh toán ngân hàng quốc tế SWIFT và các biện pháp trừng phạt được ví là những « vũ khí hạng nặng » của Hoa Kỳ, của Liên Âu, nhóm 7 nước công nghiệp phát triển nhất thế giới bắt đầu tập trung nhắm vào Matxcơva.

Trên mặt trận kinh tế và tiền tệ, vị tướng đắc lực nhất giúp tổng thống Putin chính là thống đốc Ngân Hàng Trung Ương Nga, Elvira Nabioullina : Bà đòi các nhà xuất phải hoán chuyển 80 % dự trữ ngoại tệ sang đồng rúp (tức phải bán euro, đô la để đổi lấy rúp) và quy định tư nhân không được rút ngoại tệ quá mức tương đương với 10.000 đô la/ năm. Cùng lúc đó cũng là thời điểm mà Châu Âu hối hả tích trữ thêm dầu khí của Nga trước khi « quá trễ và tình hình trở nên xấu đi hơn ». Giá năng lượng trên thế giới trong năm 2022 và một phần lớn của 2023 đã được đẩy lên cao. Ngoại tệ và thu nhập từ dầu hỏa, khí đốt vẫn « đổ vào » ngân sách của Liên bang Nga. Nhờ những biện pháp này đồng tiền Nga từng bước được ổn định. Đó cũng là thời điểm lạm phát tại Nga vượt ngưỡng 10 % trước khi rơi xuống khoảng 7 % trong năm 2023.

Các viện nghiên cứu Nga hoài nghi về thực trạng của nền kinh tế nước nhà ?

Cuối 2024, chiến tranh Ukraina chuẩn bị bước sang năm thứ ba. Ngay tại Matxcơva, một vài viện thống kê e rằng lạm phát khó mà giữ được ở ngưỡng dưới 9 % như thẩm định của Ngân Hàng Trung Ương. Lý do : Mô hình kinh tế phục vụ cho chiến tranh của tổng thống Vladimir Putin huy động 40 % ngân sách quốc gia cho an ninh và quốc phòng, trong khi các khoản chi tiêu xã hội cho tài khóa 2025 dự trù còn bị cắt giảm thêm nữa, khi mà « 1/3 người dân Nga không có tiền tiết kiệm » theo thăm dò gần đây của Viện Levada.

Cùng lúc dự trữ tiền tệ của nước Nga (không kể khoản tài sản 350 tỷ đô la ở hải ngoại đang bị phong tỏa) trong ba năm qua đang từ 118 tỷ đô la nay chỉ còn 55 tỷ, thu nhập từ các nguồn xuất khẩu năng lượng của Nga giảm mạnh. Hôm 21/11/2024, hai tháng trước khi rời khỏi quyền lực, chính quyền Joe Biden ban hành thêm một đợt trừng phạt mới, nhắm vào một trong những tập đoàn ngân hàng hiếm hoi mà đến nay vẫn là nhịp cầu để đưa ngoại tệ vào Nga. Theo Igor Delanoë, phó giám đốc Đài Quan Sát Pháp Nga, đây là một trong những đòn mạnh làm khuynh đảo đồng rúp trong tuần lễ cuối tháng 11 - đầu tháng 12/2024.

Igor Delanoë : « Có nhiều yếu tố giải thích vì sao đồng rúp trượt giá. Như vừa nói, đó là do Ngân Hàng Trung Ương tăng lãi suất chỉ đạo, để kềm hãm lạm phát. Tác động kèm theo là đồng tiền quốc gia mất giá. Thoạt nhìn, điều đó có lợi cho xuất khẩu của Nga. Tuy nhiên, bên cạnh đó, từ khi bị phương Tây trừng phạt, đô la và euro trở nên khan hiếm. Theo luật cung cầu, đơn vị tiền tệ của Nga bị suy yếu tức là càng lúc càng phải huy động nhiều rúp để đổi lấy đô la hay là đồng euro của châu Âu.

Yếu tố thứ ba xuất phát từ quyết định của Washington đưa thêm ngân hàng Gazprobank, cổng vào tài chính của tập đoàn năng lượng Nga Gazprom, vào danh sách trừng phạt. Cho đến nay, Gazprobank là một trong những ngân hàng hiếm hoi của Nga không bị phương Tây trừng phạt, vẫn được thanh toán với các khách hàng bằng đô la hay euro. Nhờ vậy mà Gazprom vẫn hoạt động gần như bình thường. Nhưng quyết định vừa qua của Mỹ nghiêm trọng đến nỗi, ngay lập tức, nhiều nước như Nhật Bản hay Thổ Nhĩ Kỳ đã lập tức đàm phán với Hoa Kỳ để xin được hưởng ưu đãi, tức là vẫn được giao dịch với Gazprom bằng ngoại tệ qua trung gian của ngân hàng Gazprobank. Đây là một đòn mạnh Mỹ nhắm vào đồng rúp.

Lý do thứ tư khiến đồng tiền của Nga mất giá trong những ngày cuối tháng 2024 là các tính toán đầu cơ. Nhiều người đánh cược là khi đồng rúp bị mất giá, Nga và các bạn hàng sẽ chuyển sang thanh toán bằng đồng rupi của Ấn Độ thay đồng nhân dân tệ của Trung Quốc … mà không cần qua trung gian của đô la hay euro. Hình thức thanh toán này sẽ cho phép Nga xuất khẩu nhiều hơn, có thêm ngoại tệ và đồng tiền của Nga qua đó sẽ mạnh lên trở lại nhờ xuất khẩu ».

Ít lạc quan hơn Igor Delanoë, một số tiếng nói khác e rằng, đồng rúp mất giá so với đô la trong tuần lễ cuối tháng 11 - đầu tháng 12/2024 không chỉ là một hiện tượng nhất thời, mà đó là « dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng ngầm đe dọa kinh tế Nga ». Đành rằng một đồng rúp « yếu » so với euro và đô la có lợi cho xuất khẩu của Nga, nhưng đừng quên rằng Nga cũng cần nhập khẩu hàng: Năm 2022, Nga nhập khẩu 81 triệu đô la điện từ Litva, Latvia, Azerbaijan, Kazakhstan và Mông Cổ.

Song các doanh nghiệp ở Nga, các hộ gia đình ở nước này, cũng như các giới chức tại Matxcơva đã nhiều lần chứng minh rằng « cái khó ló cái khôn » và ở mỗi cấp, mọi người đều tìm cho mình một ngõ thoát hiểm. Ngân Hàng Trung Ương Nga chẳng hạn đã quyết định « đình chỉ các dịch vụ mua vào ngoại tệ trên thị trường nội địa từ nay đến cuối năm (2024) » để giữ giá cho đồng rúp.

  continue reading

60 episoder

Alle episoder

×
 
Loading …

Velkommen til Player FM!

Player FM scanner netter for høykvalitets podcaster som du kan nyte nå. Det er den beste podcastappen og fungerer på Android, iPhone og internett. Registrer deg for å synkronisere abonnement på flere enheter.

 

Hurtigreferanseguide

Copyright 2024 | Sitemap | Personvern | Vilkår for bruk | | opphavsrett