Artwork

Innhold levert av France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Alt podcastinnhold, inkludert episoder, grafikk og podcastbeskrivelser, lastes opp og leveres direkte av France Médias Monde and RFI Tiếng Việt eller deres podcastplattformpartner. Hvis du tror at noen bruker det opphavsrettsbeskyttede verket ditt uten din tillatelse, kan du følge prosessen skissert her https://no.player.fm/legal.
Player FM - Podcast-app
Gå frakoblet med Player FM -appen!

Nước Pháp hưởng lợi gì khi tiếp nhận du học sinh quốc tế?

11:55
 
Del
 

Manage episode 400037968 series 130291
Innhold levert av France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Alt podcastinnhold, inkludert episoder, grafikk og podcastbeskrivelser, lastes opp og leveres direkte av France Médias Monde and RFI Tiếng Việt eller deres podcastplattformpartner. Hvis du tror at noen bruker det opphavsrettsbeskyttede verket ditt uten din tillatelse, kan du følge prosessen skissert her https://no.player.fm/legal.

Hiện nay, Pháp là nước tiếp nhận nhiều du học sinh quốc tế thứ 6 toàn thế giới, sau Mỹ, Anh Quốc, Úc, Đức và Canada, theo Campus France, cơ quan trực thuộc bộ Đại học và bộ Ngoại Giao Pháp, chuyên về quảng bá đại học Pháp tại nước ngoài, cũng như tiếp đón và quản lý sinh viên nước ngoài tại Pháp.

Khoản lời 1,35 tỉ euro/năm

Về tài chính, ngày 22/12/2023, trang France Info cho biết là theo số liệu khảo sát mới nhất Campus France công bố hồi năm 2022, với khoảng 330.000 du học sinh nước ngoài đến Pháp học tập, sau khi đã trừ các khoản chi, nước Pháp lời được khoảng 1,35 tỉ euro. Cho dù tổng khoản lời hay mức độ lời tính theo tỉ lệ du học sinh không cao được như tại một số nước như Mỹ, Úc hay Hà Lan (đất nước có số thu học sinh chỉ bằng 1/3 so với tại Pháp nhưng lãi tới 1,5 tỉ euro/năm (theo trang L’Etudiant ngày 07/02/2023), nhưng con số mà Campus France đưa ra cho thấy là riêng về tài chính, nước Pháp lãi chứ không không thiệt thòi khi tiếp nhận du học sinh như một số người nghĩ. Đa số họ sang Pháp du học tự túc hoặc nhờ nguồn học bổng từ chính đất nước họ. Chỉ có 2,5% du học sinh sang Pháp là nhờ nguồn học bổng của chính phủ Pháp.

Con số lãi 1,35 tỉ euro nói trên mà Campus France đưa ra được tính dựa trên các khoản chi của du học sinh quốc tế khi học tập tại Pháp (phí cho các thủ tục hành chính, phí ghi danh, chi phí học tiếng Pháp, sinh hoạt phí, các khoản đóng góp xã hội khi làm thêm, tiền du lịch tham quan của du học sinh số tiền gia đình họ chi ra để sang Pháp thăm con em kết hợp với tham quan, du lịch …) và các khoản chi của Nhà nước cho các cơ quan hành chính chuyên trách đón tiếp, quản lý du học sinh, các khoản hỗ trợ nhà ở, bảo hiểm y tế.

Nhưng nhìn sâu xa hơn, những đóng góp của du học sinh quốc tế đến Pháp học tập không chỉ thể hiện ở số lãi 1,35 tỉ, mà là những đóng góp tiềm năng, lâu dài về nguồn nhân lực có trình độ, chất lượng cao, suy cho cùng là cho nền kinh tế và danh tiếng của nước Pháp trên trường quốc tế, ngoài số ít là « sinh viên ma », lấy cớ du học để nhập cảnh vào Pháp rồi bỏ ngang chuyện học hành. Không phải vô cớ mà giáo sư Laurent Champaney, tổng giám đốc Đại học Mỹ thuật và Công nghệ quốc gia, trên mục thời luận trên báo Les Echos ngày 08/01/2024, nhấn mạnh là việc đào tạo các sinh viên nước ngoài trong hệ thống đại học « không phải là một hoạt động nhân đạo của nước Pháp », mà là điều « cần thiết cho sự năng động kinh tế » của đất nước. Nói cách khác, nước Pháp « hưởng lợi lớn » trong việc đào tạo các sinh viên này ngay trên lãnh thổ Pháp, nên thậm chí đó phải được xem là « một nghĩa vụ ».

« Kho nhân lực » có trình độ

Là người có 20 năm kinh nghiệm nghiên cứu và giảng dạy tại Pháp, trả lời RFI Tiếng việt ngày 17/01/2024, tiến sĩ vật lý, phó giáo sư Lại Ngọc Điệp, phụ trách chương trình Master quốc tế Monabiphot của ENS Paris-Saclay, ĐH Paris-Saclay, giải thích cụ thể nước Pháp được hưởng lợi thế nào từ giới du học sinh quốc tế :

« Với vai trò là một người giảng dạy, cũng đã từng học ở Pháp, theo quan sát trong 20 năm ở lại đây và làm việc thì tôi thấy là các cấp độ học, thì sinh viên nước ngoài ngày càng nhiều, đặc biệt là ở cấp độ thạc sĩ hoặc tiến sĩ. Có lẽ người Pháp hiện nay họ thấy là học lên cao rất lâu nhưng cuối cùng thì mức lương cũng không khác gì nhiều so với các cấp độ học thấp hơn. Không phải tất cả vì có những người đam mê nghiên cứu, thì họ vẫn học lên cao, nhưng hiện nay có rất đông người không có nhu cầu học lên cao như thế, nên cấp độ học thạc sĩ, tiến sĩ hiện nay được bù đắp bởi sinh viên nước ngoài.

Sinh viên nước ngoài hiện nay vào Pháp du học rất dễ. Tất nhiên cũng tùy theo lĩnh vực, nhưng tôi thấy trong nhiều lĩnh vực, họ rất dễ được nhận, nên sinh viên nước ngoài đến học thạc sĩ, tiến sĩ rất nhiều, và sau đấy họ ở lại xin việc cũng nhiều, bởi vì nhiều việc cần trình độ cao nhưng nhiều người Pháp không có nhu cầu học cao lên nữa, nên hiện giờ đang được người nước ngoài bù đắp. Ngay ở môi trường đại học, trong số đồng nghiệp của tôi, hỏi ra thì tôi thấy có nhiều người là Pháp, nhưng cũng rất nhiều người là nước ngoài.

Những người ở lại Pháp, khi đã được đào tạo bài bản, đều là những người có trình độ, có thể làm việc ở những môi trường khác nhau. Ở các trường đại học, nếu đến các phòng thí nghiệm thì thấy rất nhiều người nước ngoài, đến từ những nước thứ ba ở xa kiểu như Việt Nam, Trung Quốc, hay là những người đến từ các nước châu Âu. Rõ ràng là những người nước đến đây học, ở lại và làm việc thì chắc chắn là đóng góp rất nhiều cho nước Pháp, cho khoa học, kinh tế, bởi vì có những người học xong thì làm ở các công ty, và đấy là một dạng nhập cư có chọn lọc rất tốt cho Pháp. Thực ra, người Pháp không nói ra điều đó nhưng đấy là một cách làm rất hay.

Còn những người sang học rồi không ở lại đây, thực ra họ cũng là những người có trình độ, được đào tạo bài bản, họ có thể về nước hoặc sang các nước khác. Về cơ bản, tôi vẫn cho là họ đang âm thầm đóng góp cho nước Pháp, bởi vì họ giống như một kiểu đại sứ của nước Pháp : họ từng sống ở nước Pháp, sau đó họ sang một môi trường mới, một nước khác, thì họ vẫn tiếp tục tạo mối liên hệ, cầu nối. Họ có thể quay lại hợp tác với các đối tác tại Pháp, hoặc nếu họ là giảng viên của các trường đại học tại nước ngoài, thì họ cũng tiếp tục truyền bá nền giáo dục, tư tưởng, điểm mạnh của nước Pháp, để những người tiếp theo lại tìm đến nước Pháp.

Cho nên, thực ra những người đã được đào tạo tại Pháp, thì dù có ở Pháp hay ra nước ngoài thì họ vẫn đóng góp và có ích cho nước Pháp. Tất nhiên mục đích cuối cùng cũng để phát triển lợi ích của chính họ, nhưng mà cũng là đóng góp cho nước Pháp ».

Những sinh viên Việt Nam sang Pháp du học và bằng cách này hay cách khác đóng góp cho nước Pháp không phải là hiếm. Sau khi hoàn thành khóa học, nhiều người ở lại và có chỗ đứng vững chắc trong thị thường lao động ngay tại Pháp, trong nhiều ngành nghề, dù là trong giới doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, cơ quan nghiên cứu, bệnh viện, đại học hay ở các cơ quan quản lý …

Chẳng hạn, chị Trương Quỳnh Hoa, thanh tra tài chính của các tổ chức nghiên cứu trực thuộc bộ Đại học và Nghiên cứu của Pháp ; tiến sĩ Mỹ Dung Jusselme, giảng viên Đại học Paris Est Créteil, đơn vị nghiên cứu về nước, môi trường và hệ thống đô thị ; tiến sĩ Vũ Minh Ngọc, người Việt Nam duy nhất được trao giải thưởng tiến sĩ xuất sắc nhất châu Âu ngành địa vật liệu năm 2013, hiện phụ trách toàn bộ các dự án nghiên cứu về địa cơ học tại Viện Nghiên Cứu Chất Thải Hạt Nhân tại Pháp ...

Riêng trong ngành ngành xây dựng, ngày 18/01/2024, trả lời RFI Tiếng Việt, tiến sĩ Vũ Minh Ngọc cho biết thêm về những đóng góp của các du học sinh Việt Nam :

« Trong lĩnh vực xây dựng của mình có rất nhiều các bạn sinh viên nước ngoài theo học, ở các cấp độ khác nhau từ đại học, cao học, tiến sỹ và sau tiến sỹ. Riêng về sinh viên Việt Nam, với sự xuất hiện của các lớp đại học Pháp ngữ, chương trình AUF xuất hiện ở Việt Nam vào những năm 1990, và sau này là những chương trình đào tạo khác, chẳng hạn chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao Việt - Pháp tại Việt Nam, thì đã thu hút được một lượng lớn sinh viên xuất sắc của Việt Nam sang Pháp học tập và ở lại Pháp. Các bạn đó sau khi học xong tại Pháp, thì hoặc tiếp tục nghiên cứu ở các trường Đại học, các viện nghiên cứu, hoặc làm việc tại các công ty xây dựng tại Pháp.

Thời gian trước, ở độ tuổi của mình, hầu hết các bạn sang Pháp học cấp độ sau đại học và sau đấy làm tiến sĩ. Chính vì thế, cũng có rất nhiều anh chị hiện nay đang làm giảng viên tại các trường Đại học lớn của Pháp, chẳng hạn như anh Nguyễn Vũ Hiệu, giáo viên trường đại học Paris-Est Créteil, anh Tăng Anh Minh tại đại học Cầu Đường Paris, anh Tô Quý Đông và anh Lê Quang Hưng tại đại học Gustave Eiffel, Hà Minh Cường tại đại học sư phạm Saclay … Như vậy là họ cũng làm cầu nối với các trường đại học của Việt Nam để các bạn sinh viên Việt Nam tìm hiểu và tiếp tục sang học các chương trình tại Pháp.

Một bộ phận sinh viên Việt Nam sau khi học tập ở Pháp thì làm việc tại các tập đoàn xây dựng tại Pháp. Theo mình biết, tại tất cả các tập đoàn lớn về xây dựng tại Pháp, như Saint- Gobain, Vinci, Eiffage …, đều có rất nhiều người Việt Nam làm việc, thậm chí có những văn phòng toàn bộ là người Việt Nam. Những người Việt Nam mình làm việc trong những tập đoàn như thế này thì đóng góp rất lớn cho kinh tế của Pháp trong ngành xây dựng của mình ».

Tương tự như phó giáo sư Lại Ngọc Điệp, tiến sĩ Vũ Minh Ngọc cũng nhấn mạnh là không chỉ ở lại Pháp thì các du học sinh mới đóng góp cho nước Pháp :

« Các bạn sinh viên Việt Nam sau khi học tập ở Pháp mà có định hướng về Việt Nam thì có một bộ phận làm việc tại các trường Đại học, các viện nghiên cứu hoặc các cơ quan bộ ngành, còn hầu hết thì làm việc tại các công ty, trong đó có các chi nhánh của các tập đoàn và các công ty xây dựng của Pháp đặt tại Việt Nam.

Có rất nhiều người về làm việc tại các trường Đại học thì nắm những vị trí chủ chốt, thí dụ như thầy Hoàng Tùng, hiện là hiệu trưởng đại học Xây Dựng Hà Nội, hay anh Tống Ngọc Tú, trưởng ban chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao Việt - Pháp tại đại học Xây Dựng Hà Nội. Khi làm việc ở những vị trí này thì họ lại mở rộng những mối quan hệ với các trường đại học ở Pháp. Việc mở rộng giao lưu học hỏi với các trường đại học ở Pháp thì tạo điều kiện cho các bạn Việt Nam có môi trường tìm hiểu và định hướng sang Pháp học tập và làm việc nhiều hơn, và cũng giúp các đơn vị bên Pháp có cơ hội trao đổi kinh nghiệm giảng dạy với các trường đại học Việt Nam và nhìn ra những dự án mới ở Việt Nam.

Còn các bạn quay về Việt Nam làm việc tại các công ty thì phần lớn cũng làm việc cho các tập đoàn của Pháp có trụ sở tại Việt Nam, mà hầu hết giám đốc của các chi nhánh này đều là người Việt Nam, nên có rất nhiều những công trình quan trọng của Pháp được thiết kế một phần hoặc toàn bộ tại các văn phòng tại Việt Nam ».

Du học sinh còn thiết tha ở lại Pháp ?

Do các du học sinh quốc tế có những đóng góp trực tiếp và gián tiếp rất lớn cho nước đón tiếp du học sinh, nên nhiều nước hiện đang lao vào cuộc chạy đua thu hút du học sinh, trong bối cảnh số lượng du học sinh trên toàn thế giới ngày càng tăng. Điều đáng ngại cho nước Pháp là dù vẫn nằm trong top các nước thu hút nhiều du học sinh nhất thế giới, dù số du học sinh nước ngoài đến Pháp vẫn tăng, nhưng do nhiều lý do, sức cạnh tranh của Pháp so với nhiều nước khác dường như đang có dấu hiệu sụt giảm. Riêng tại châu Âu, Pháp đã bị Đức « vượt mặt ».

Một điểm đáng lưu ý khác là nhiều du học sinh sau khóa học cũng không còn thiết tha ở lại Pháp lập nghiệp như trước đây, mà tìm đến những nơi mà họ đánh giá cao hơn. Phó giáo sư Lại Ngọc Điệp giải thích thêm :

« Liên quan đến xu hướng thì tôi cũng quan sát thấy là cách đây một thời gian thì xu hướng là người ta sang và ở lại nhiều, nhưng bây giờ cũng có những vấn đề nhất định khiến cho những người có trình độ, được đào tạo bài bản chưa chắc đã muốn ở lại nước Pháp. Gần đây Pháp cũng có nhiều vấn đề. Trước đây, người ta chọn Pháp vì kinh tế nước Pháp mạnh, điều kiện về tiền lương và cuộc sống tốt. Nước Pháp lại rất nhân văn, có chế độ hỗ trợ xã hội tốt. Nhưng đến bây giờ, vế nhân văn vẫn còn tồn tại, nhưng về kinh tế thì nước Pháp không còn mạnh như trước đây nữa. Những người sang du học và có trình độ thì người ta có thể có rất nhiều sự lựa chọn, có thể sang những nước mà vế nhân văn bắt đầu tốt rồi và kinh tế, tiền lương thì lại là rất tốt nếu so với Pháp.

Bây giờ, xu hướng tôi quan sát thấy là những người sang Pháp học thì không nhất thiết là họ muốn ở lại Pháp. Rất nhiều đồng nghiệp của tôi, sinh viên của tôi cũng nói thẳng là sẽ đi sang Singapore, hay Thụy Điển, hay là về Việt Nam, bởi vì ở Việt Nam bây giờ điều kiện cũng tốt hơn rất nhiều nếu chúng ta trình độ. Còn cũng tùy theo điều kiện gia đình và nhiều yếu tố khác thì người ta cũng phải cân nhắc xem ở lại đâu, nhưng mà chắc chắn bây giờ không còn là thời điểm mà mọi người sang học ở Pháp nhất thiết đều ở lại Pháp ».

  continue reading

66 episoder

Artwork
iconDel
 
Manage episode 400037968 series 130291
Innhold levert av France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Alt podcastinnhold, inkludert episoder, grafikk og podcastbeskrivelser, lastes opp og leveres direkte av France Médias Monde and RFI Tiếng Việt eller deres podcastplattformpartner. Hvis du tror at noen bruker det opphavsrettsbeskyttede verket ditt uten din tillatelse, kan du følge prosessen skissert her https://no.player.fm/legal.

Hiện nay, Pháp là nước tiếp nhận nhiều du học sinh quốc tế thứ 6 toàn thế giới, sau Mỹ, Anh Quốc, Úc, Đức và Canada, theo Campus France, cơ quan trực thuộc bộ Đại học và bộ Ngoại Giao Pháp, chuyên về quảng bá đại học Pháp tại nước ngoài, cũng như tiếp đón và quản lý sinh viên nước ngoài tại Pháp.

Khoản lời 1,35 tỉ euro/năm

Về tài chính, ngày 22/12/2023, trang France Info cho biết là theo số liệu khảo sát mới nhất Campus France công bố hồi năm 2022, với khoảng 330.000 du học sinh nước ngoài đến Pháp học tập, sau khi đã trừ các khoản chi, nước Pháp lời được khoảng 1,35 tỉ euro. Cho dù tổng khoản lời hay mức độ lời tính theo tỉ lệ du học sinh không cao được như tại một số nước như Mỹ, Úc hay Hà Lan (đất nước có số thu học sinh chỉ bằng 1/3 so với tại Pháp nhưng lãi tới 1,5 tỉ euro/năm (theo trang L’Etudiant ngày 07/02/2023), nhưng con số mà Campus France đưa ra cho thấy là riêng về tài chính, nước Pháp lãi chứ không không thiệt thòi khi tiếp nhận du học sinh như một số người nghĩ. Đa số họ sang Pháp du học tự túc hoặc nhờ nguồn học bổng từ chính đất nước họ. Chỉ có 2,5% du học sinh sang Pháp là nhờ nguồn học bổng của chính phủ Pháp.

Con số lãi 1,35 tỉ euro nói trên mà Campus France đưa ra được tính dựa trên các khoản chi của du học sinh quốc tế khi học tập tại Pháp (phí cho các thủ tục hành chính, phí ghi danh, chi phí học tiếng Pháp, sinh hoạt phí, các khoản đóng góp xã hội khi làm thêm, tiền du lịch tham quan của du học sinh số tiền gia đình họ chi ra để sang Pháp thăm con em kết hợp với tham quan, du lịch …) và các khoản chi của Nhà nước cho các cơ quan hành chính chuyên trách đón tiếp, quản lý du học sinh, các khoản hỗ trợ nhà ở, bảo hiểm y tế.

Nhưng nhìn sâu xa hơn, những đóng góp của du học sinh quốc tế đến Pháp học tập không chỉ thể hiện ở số lãi 1,35 tỉ, mà là những đóng góp tiềm năng, lâu dài về nguồn nhân lực có trình độ, chất lượng cao, suy cho cùng là cho nền kinh tế và danh tiếng của nước Pháp trên trường quốc tế, ngoài số ít là « sinh viên ma », lấy cớ du học để nhập cảnh vào Pháp rồi bỏ ngang chuyện học hành. Không phải vô cớ mà giáo sư Laurent Champaney, tổng giám đốc Đại học Mỹ thuật và Công nghệ quốc gia, trên mục thời luận trên báo Les Echos ngày 08/01/2024, nhấn mạnh là việc đào tạo các sinh viên nước ngoài trong hệ thống đại học « không phải là một hoạt động nhân đạo của nước Pháp », mà là điều « cần thiết cho sự năng động kinh tế » của đất nước. Nói cách khác, nước Pháp « hưởng lợi lớn » trong việc đào tạo các sinh viên này ngay trên lãnh thổ Pháp, nên thậm chí đó phải được xem là « một nghĩa vụ ».

« Kho nhân lực » có trình độ

Là người có 20 năm kinh nghiệm nghiên cứu và giảng dạy tại Pháp, trả lời RFI Tiếng việt ngày 17/01/2024, tiến sĩ vật lý, phó giáo sư Lại Ngọc Điệp, phụ trách chương trình Master quốc tế Monabiphot của ENS Paris-Saclay, ĐH Paris-Saclay, giải thích cụ thể nước Pháp được hưởng lợi thế nào từ giới du học sinh quốc tế :

« Với vai trò là một người giảng dạy, cũng đã từng học ở Pháp, theo quan sát trong 20 năm ở lại đây và làm việc thì tôi thấy là các cấp độ học, thì sinh viên nước ngoài ngày càng nhiều, đặc biệt là ở cấp độ thạc sĩ hoặc tiến sĩ. Có lẽ người Pháp hiện nay họ thấy là học lên cao rất lâu nhưng cuối cùng thì mức lương cũng không khác gì nhiều so với các cấp độ học thấp hơn. Không phải tất cả vì có những người đam mê nghiên cứu, thì họ vẫn học lên cao, nhưng hiện nay có rất đông người không có nhu cầu học lên cao như thế, nên cấp độ học thạc sĩ, tiến sĩ hiện nay được bù đắp bởi sinh viên nước ngoài.

Sinh viên nước ngoài hiện nay vào Pháp du học rất dễ. Tất nhiên cũng tùy theo lĩnh vực, nhưng tôi thấy trong nhiều lĩnh vực, họ rất dễ được nhận, nên sinh viên nước ngoài đến học thạc sĩ, tiến sĩ rất nhiều, và sau đấy họ ở lại xin việc cũng nhiều, bởi vì nhiều việc cần trình độ cao nhưng nhiều người Pháp không có nhu cầu học cao lên nữa, nên hiện giờ đang được người nước ngoài bù đắp. Ngay ở môi trường đại học, trong số đồng nghiệp của tôi, hỏi ra thì tôi thấy có nhiều người là Pháp, nhưng cũng rất nhiều người là nước ngoài.

Những người ở lại Pháp, khi đã được đào tạo bài bản, đều là những người có trình độ, có thể làm việc ở những môi trường khác nhau. Ở các trường đại học, nếu đến các phòng thí nghiệm thì thấy rất nhiều người nước ngoài, đến từ những nước thứ ba ở xa kiểu như Việt Nam, Trung Quốc, hay là những người đến từ các nước châu Âu. Rõ ràng là những người nước đến đây học, ở lại và làm việc thì chắc chắn là đóng góp rất nhiều cho nước Pháp, cho khoa học, kinh tế, bởi vì có những người học xong thì làm ở các công ty, và đấy là một dạng nhập cư có chọn lọc rất tốt cho Pháp. Thực ra, người Pháp không nói ra điều đó nhưng đấy là một cách làm rất hay.

Còn những người sang học rồi không ở lại đây, thực ra họ cũng là những người có trình độ, được đào tạo bài bản, họ có thể về nước hoặc sang các nước khác. Về cơ bản, tôi vẫn cho là họ đang âm thầm đóng góp cho nước Pháp, bởi vì họ giống như một kiểu đại sứ của nước Pháp : họ từng sống ở nước Pháp, sau đó họ sang một môi trường mới, một nước khác, thì họ vẫn tiếp tục tạo mối liên hệ, cầu nối. Họ có thể quay lại hợp tác với các đối tác tại Pháp, hoặc nếu họ là giảng viên của các trường đại học tại nước ngoài, thì họ cũng tiếp tục truyền bá nền giáo dục, tư tưởng, điểm mạnh của nước Pháp, để những người tiếp theo lại tìm đến nước Pháp.

Cho nên, thực ra những người đã được đào tạo tại Pháp, thì dù có ở Pháp hay ra nước ngoài thì họ vẫn đóng góp và có ích cho nước Pháp. Tất nhiên mục đích cuối cùng cũng để phát triển lợi ích của chính họ, nhưng mà cũng là đóng góp cho nước Pháp ».

Những sinh viên Việt Nam sang Pháp du học và bằng cách này hay cách khác đóng góp cho nước Pháp không phải là hiếm. Sau khi hoàn thành khóa học, nhiều người ở lại và có chỗ đứng vững chắc trong thị thường lao động ngay tại Pháp, trong nhiều ngành nghề, dù là trong giới doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, cơ quan nghiên cứu, bệnh viện, đại học hay ở các cơ quan quản lý …

Chẳng hạn, chị Trương Quỳnh Hoa, thanh tra tài chính của các tổ chức nghiên cứu trực thuộc bộ Đại học và Nghiên cứu của Pháp ; tiến sĩ Mỹ Dung Jusselme, giảng viên Đại học Paris Est Créteil, đơn vị nghiên cứu về nước, môi trường và hệ thống đô thị ; tiến sĩ Vũ Minh Ngọc, người Việt Nam duy nhất được trao giải thưởng tiến sĩ xuất sắc nhất châu Âu ngành địa vật liệu năm 2013, hiện phụ trách toàn bộ các dự án nghiên cứu về địa cơ học tại Viện Nghiên Cứu Chất Thải Hạt Nhân tại Pháp ...

Riêng trong ngành ngành xây dựng, ngày 18/01/2024, trả lời RFI Tiếng Việt, tiến sĩ Vũ Minh Ngọc cho biết thêm về những đóng góp của các du học sinh Việt Nam :

« Trong lĩnh vực xây dựng của mình có rất nhiều các bạn sinh viên nước ngoài theo học, ở các cấp độ khác nhau từ đại học, cao học, tiến sỹ và sau tiến sỹ. Riêng về sinh viên Việt Nam, với sự xuất hiện của các lớp đại học Pháp ngữ, chương trình AUF xuất hiện ở Việt Nam vào những năm 1990, và sau này là những chương trình đào tạo khác, chẳng hạn chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao Việt - Pháp tại Việt Nam, thì đã thu hút được một lượng lớn sinh viên xuất sắc của Việt Nam sang Pháp học tập và ở lại Pháp. Các bạn đó sau khi học xong tại Pháp, thì hoặc tiếp tục nghiên cứu ở các trường Đại học, các viện nghiên cứu, hoặc làm việc tại các công ty xây dựng tại Pháp.

Thời gian trước, ở độ tuổi của mình, hầu hết các bạn sang Pháp học cấp độ sau đại học và sau đấy làm tiến sĩ. Chính vì thế, cũng có rất nhiều anh chị hiện nay đang làm giảng viên tại các trường Đại học lớn của Pháp, chẳng hạn như anh Nguyễn Vũ Hiệu, giáo viên trường đại học Paris-Est Créteil, anh Tăng Anh Minh tại đại học Cầu Đường Paris, anh Tô Quý Đông và anh Lê Quang Hưng tại đại học Gustave Eiffel, Hà Minh Cường tại đại học sư phạm Saclay … Như vậy là họ cũng làm cầu nối với các trường đại học của Việt Nam để các bạn sinh viên Việt Nam tìm hiểu và tiếp tục sang học các chương trình tại Pháp.

Một bộ phận sinh viên Việt Nam sau khi học tập ở Pháp thì làm việc tại các tập đoàn xây dựng tại Pháp. Theo mình biết, tại tất cả các tập đoàn lớn về xây dựng tại Pháp, như Saint- Gobain, Vinci, Eiffage …, đều có rất nhiều người Việt Nam làm việc, thậm chí có những văn phòng toàn bộ là người Việt Nam. Những người Việt Nam mình làm việc trong những tập đoàn như thế này thì đóng góp rất lớn cho kinh tế của Pháp trong ngành xây dựng của mình ».

Tương tự như phó giáo sư Lại Ngọc Điệp, tiến sĩ Vũ Minh Ngọc cũng nhấn mạnh là không chỉ ở lại Pháp thì các du học sinh mới đóng góp cho nước Pháp :

« Các bạn sinh viên Việt Nam sau khi học tập ở Pháp mà có định hướng về Việt Nam thì có một bộ phận làm việc tại các trường Đại học, các viện nghiên cứu hoặc các cơ quan bộ ngành, còn hầu hết thì làm việc tại các công ty, trong đó có các chi nhánh của các tập đoàn và các công ty xây dựng của Pháp đặt tại Việt Nam.

Có rất nhiều người về làm việc tại các trường Đại học thì nắm những vị trí chủ chốt, thí dụ như thầy Hoàng Tùng, hiện là hiệu trưởng đại học Xây Dựng Hà Nội, hay anh Tống Ngọc Tú, trưởng ban chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao Việt - Pháp tại đại học Xây Dựng Hà Nội. Khi làm việc ở những vị trí này thì họ lại mở rộng những mối quan hệ với các trường đại học ở Pháp. Việc mở rộng giao lưu học hỏi với các trường đại học ở Pháp thì tạo điều kiện cho các bạn Việt Nam có môi trường tìm hiểu và định hướng sang Pháp học tập và làm việc nhiều hơn, và cũng giúp các đơn vị bên Pháp có cơ hội trao đổi kinh nghiệm giảng dạy với các trường đại học Việt Nam và nhìn ra những dự án mới ở Việt Nam.

Còn các bạn quay về Việt Nam làm việc tại các công ty thì phần lớn cũng làm việc cho các tập đoàn của Pháp có trụ sở tại Việt Nam, mà hầu hết giám đốc của các chi nhánh này đều là người Việt Nam, nên có rất nhiều những công trình quan trọng của Pháp được thiết kế một phần hoặc toàn bộ tại các văn phòng tại Việt Nam ».

Du học sinh còn thiết tha ở lại Pháp ?

Do các du học sinh quốc tế có những đóng góp trực tiếp và gián tiếp rất lớn cho nước đón tiếp du học sinh, nên nhiều nước hiện đang lao vào cuộc chạy đua thu hút du học sinh, trong bối cảnh số lượng du học sinh trên toàn thế giới ngày càng tăng. Điều đáng ngại cho nước Pháp là dù vẫn nằm trong top các nước thu hút nhiều du học sinh nhất thế giới, dù số du học sinh nước ngoài đến Pháp vẫn tăng, nhưng do nhiều lý do, sức cạnh tranh của Pháp so với nhiều nước khác dường như đang có dấu hiệu sụt giảm. Riêng tại châu Âu, Pháp đã bị Đức « vượt mặt ».

Một điểm đáng lưu ý khác là nhiều du học sinh sau khóa học cũng không còn thiết tha ở lại Pháp lập nghiệp như trước đây, mà tìm đến những nơi mà họ đánh giá cao hơn. Phó giáo sư Lại Ngọc Điệp giải thích thêm :

« Liên quan đến xu hướng thì tôi cũng quan sát thấy là cách đây một thời gian thì xu hướng là người ta sang và ở lại nhiều, nhưng bây giờ cũng có những vấn đề nhất định khiến cho những người có trình độ, được đào tạo bài bản chưa chắc đã muốn ở lại nước Pháp. Gần đây Pháp cũng có nhiều vấn đề. Trước đây, người ta chọn Pháp vì kinh tế nước Pháp mạnh, điều kiện về tiền lương và cuộc sống tốt. Nước Pháp lại rất nhân văn, có chế độ hỗ trợ xã hội tốt. Nhưng đến bây giờ, vế nhân văn vẫn còn tồn tại, nhưng về kinh tế thì nước Pháp không còn mạnh như trước đây nữa. Những người sang du học và có trình độ thì người ta có thể có rất nhiều sự lựa chọn, có thể sang những nước mà vế nhân văn bắt đầu tốt rồi và kinh tế, tiền lương thì lại là rất tốt nếu so với Pháp.

Bây giờ, xu hướng tôi quan sát thấy là những người sang Pháp học thì không nhất thiết là họ muốn ở lại Pháp. Rất nhiều đồng nghiệp của tôi, sinh viên của tôi cũng nói thẳng là sẽ đi sang Singapore, hay Thụy Điển, hay là về Việt Nam, bởi vì ở Việt Nam bây giờ điều kiện cũng tốt hơn rất nhiều nếu chúng ta trình độ. Còn cũng tùy theo điều kiện gia đình và nhiều yếu tố khác thì người ta cũng phải cân nhắc xem ở lại đâu, nhưng mà chắc chắn bây giờ không còn là thời điểm mà mọi người sang học ở Pháp nhất thiết đều ở lại Pháp ».

  continue reading

66 episoder

Alle episoder

×
 
Loading …

Velkommen til Player FM!

Player FM scanner netter for høykvalitets podcaster som du kan nyte nå. Det er den beste podcastappen og fungerer på Android, iPhone og internett. Registrer deg for å synkronisere abonnement på flere enheter.

 

Hurtigreferanseguide

Copyright 2024 | Sitemap | Personvern | Vilkår for bruk | | opphavsrett