Vải sớm Phúc Hòa được mùa, nông dân phấn khởi - VaisomPhucHoa
Manage episode 348662959 series 3422441
LNV - Vải sớm Phúc Hòa (Tân Yên, Bắc Giang) bắt đầu thu hoạch. Năm nay thời tiết thuận lợi, tình hình dịch bệnh Covid-19 bớt căng thẳng, người dân dự kiến vải sẽ được mùa, quả đạt chất lượng nhờ chăm sóc theo quy chuẩn VietGAP.
VẢI SỚM MANG LẠI NHIỀU LỢI ÍCH CHO NGƯỜI DÂN PHÚC HÒA
Đến thăm vùng trồng vải sớm của xã Phúc Hòa, thời điểm này, khắp các khu vườn, triền đồi, người dân đang tập trung chăm sóc những cây vải thiều sớm. Hiện vải đang đậu quả và lớn nhanh từng ngày để chuẩn bị cho vụ mùa vải sớm sắp tới.
Ghé thăm một hộ trồng vải là ông Đặng Văn Ngư (59 tuổi) tại thôn Lân Thịnh, xã Phúc Hòa, ông Ngư cho biết: “Năm nay tỷ lệ đậu quả tương đối tốt, dự kiến vải sẽ được mùa. Khác với năm trước, do Covid-19 vải được mùa nhưng giá thấp, tiền thuê nhân công đắt, khó khăn trong đi lại và mua bán do lệnh phong tỏa. Năm nay, khi dịch bệnh dần bị đẩy lùi và được sự tích cực quan tâm của chính quyền địa phương về đầu ra cho sản phẩm thì chúng tôi tin là vải năm nay sẽ bội thu hơn.”
Với quy mô vườn vải sớm 3000m2 trồng theo quy chuẩn VietGAP, với giá bán đầu mùa dao động từ 20.000 - 30.000 đồng/kg, gia đình ông Đặng Văn Ngư dự sẽ thu về lợi nhuận từ 200 - 250 triệu đồng trong mùa vải năm nay.
Tuy nhiên, để vải đạt chất lượng tốt nhất khi vào mùa, ông Ngư cũng như các nhà vườn khác ở Phúc Hòa sẽ phải lưu ý theo dõi cẩn thận hơn, sớm phát hiện các loại sâu bệnh nếu có và bón thêm phân cần thiết cho cây sinh trưởng tốt.
Theo các nhà vườn, hiện vải Phúc Hòa được thương lái ưu tiên thu mua bởi đây là giống vải u hồng có quả to, mọng, cuống gồ, vị ngọt, hạt tương đối bé. Quan trọng nhất là vải sớm Phúc Hòa tạo ra trái vải có mẫu mã, màu sắc đẹp mắt và được thị trường ưa thích.
Được biệt, trước đây xã Phúc Hòa cũng trồng cả hai loại vải sớm và vải muộn, tuy nhiên vải muộn khó chăm sóc hơn, lại trồng không tập trung nên đầu ra gặp khó khăn. Vải muộn của Phúc Hòa cũng kém cạnh tranh so với các nơi trồng vải khác như ở Lục Ngạn. Vì vậy, người dân sớm chuyển đổi và trồng hoàn toàn giống vải sớm, tạo ra vùng sản xuất lớn thu hút người thu mua vải vào đầu mùa.
Theo báo cáo của UBND huyện Tân Yên, hiện trên địa bản đang có 1160 ha vải sớm vải sớm, trong đó có 350 ha đạt tiêu chuẩn VietGAP. Trong năm nay diện tích sản xuất vải xuất khẩu sang Nhật và các nước Mỹ, EU
Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Yên Ngô Quốc Hưng cho biết: Để việc tiêu thụ vải được thuận lợi, ngay từ đầu vụ UBND huyện đã triển khai kế hoạch xúc tiến quảng bá giới thiệu sản phẩm vải thiều chín sớm. Cam kết thực hiện cung ứng sản phẩm vải thiều chín sớm chính hiệu có chất lượng tốt nhất, an toàn nhất cho các doanh nghiệp ký kết tiêu thụ.
Thời gian tới, huyện Tân Yên sẽ tiếp tục chỉ đạo thực hiện phát triển sản xuất cây ăn quả theo hướng cải tạo, mở rộng diện tích sản xuất cây ăn quả có giá trị cao, mở rộng diện tích sản xuất cây ăn quả đạt tiêu chuẩn VietGAP, nâng cao chất lượng sản phẩm quả đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu, nâng cấp mẫu mã bao bì quảng bá, giới thiệu sản phẩm quả, kết quả. Huyện tiếp tục duy trì và mở rộng vùng sản xuất vải sớm đạt tiêu chuẩn GlobalGap, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Mỹ tại xã Phúc Hòa.
10 episoder